Well come to Bình Sơn - Anh sơn - Nghệ an
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Well come to Bình Sơn - Anh sơn - Nghệ an

TÌM VỀ DÒNG SỮA MẸ :Xã Bình sơn: Gồm 16 xóm với hơn 4000 nhân khẩu, nằm dọc theo bờ Sông con, nối liền với Sông Lam
 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
MẢNH ĐẤT TÌNH NGHĨA
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Số lượt truy cập
Latest topics
» Lựa chọn trung tâm luyện thi: tiêu chí nào?
cấu tạo kiến trúc. EmptyWed Jun 05, 2013 8:24 am by nhoc32

» Lựa chọn trung tâm luyện thi: tiêu chí nào?
cấu tạo kiến trúc. EmptyThu May 30, 2013 2:54 pm by nhoc32

» Lựa chọn trung tâm luyện thi: tiêu chí nào?
cấu tạo kiến trúc. EmptyWed May 29, 2013 8:23 am by nhoc32

» Lựa chọn trung tâm luyện thi: tiêu chí nào?
cấu tạo kiến trúc. EmptySat May 25, 2013 1:42 pm by nhoc32

» Lựa chọn trung tâm luyện thi: tiêu chí nào?
cấu tạo kiến trúc. EmptyTue May 21, 2013 8:45 am by nhoc32

» Lựa chọn trung tâm luyện thi: tiêu chí nào?
cấu tạo kiến trúc. EmptyWed May 15, 2013 8:56 am by nhoc32

» Lựa chọn trung tâm luyện thi: tiêu chí nào?
cấu tạo kiến trúc. EmptyWed May 15, 2013 8:35 am by myni

» Giải pháp ôn thi môn Toán đạt hiệu quả cao
cấu tạo kiến trúc. EmptyFri Feb 22, 2013 1:31 pm by myni

» Khai mạc Chương trình hướng nghiệp, tư vấn tuyển sinh 2013
cấu tạo kiến trúc. EmptyFri Jan 04, 2013 11:13 am by nhoc32

June 2024
MonTueWedThuFriSatSun
     12
3456789
10111213141516
17181920212223
24252627282930
CalendarCalendar
Bảng tỷ giá - thời tiết

Power by
Hỗ trợ online
qcgalaxy
Yahoo status!

 

 cấu tạo kiến trúc.

Go down 
Tác giảThông điệp
nguyenvanmyhum

nguyenvanmyhum


Tổng số bài gửi : 30
Join date : 19/11/2011

cấu tạo kiến trúc. Empty
Bài gửiTiêu đề: cấu tạo kiến trúc.   cấu tạo kiến trúc. EmptyThu Jun 28, 2012 12:09 am

CÂU1: Nêu khái niệm về nhà và các cách phân loại nhà?
Khái niệm : Nhà là một công trình kiến trúc, được xây dựng trên mặt đất, có các phòng để phục vụ cho các nhu cầu ăn, ngủ, nghỉ ngơi, học tập, làm việc và sản xuất…của cong người. Ngoài ra nhà còn phải ánh nhiều mặt của xã hội như : kinh tế, văn hóa… vì vậy khi thiết kế và thi công cần đảm bảo các yêu cầu sau:
1. độ bền vững.
2. tiện nghi thích dụng.
3. kinh tế.
4. khả năng truyền cảm.
Các cách phân loại nhà:
1. Phân loại công trình xây dựng
a. Công trình dân dụng.
b. Công trình công nghiệp.
c. Phân loại công trình giao thông.
d. Công trình thủy lợi.
e. Công trình hạ tầng kỹ thuật.
2. Phân cấp công trình xây dựng.
- các công trình xây dựng được phân theo cấp tại phụ lục 1 của nghị định 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của chính phủ.
- Khi cấp của công trình xây dựng được quy định theo nhiều tiêu chí khác nhau thi cấp của công trình được xác định theo tiêu chí cấp cao nhất.
Câu 2: Trình bày tác dụng của móng nhà dan dụng và cách phân loại?
- Tác dụng của móng nhà dân dụng: Móng nhà là cấu kiện ở dưới đất, nó chịu toàn bộ tải trọng nhà và truyền tải trọng lượng này xuống nền. Do đó ngoài yêu cầu ổn định và bền châc, móng còn có khả năng chống thấm, chống ẩm và chống ăn mòn.
- Cách cách phân loại móng:
1. Theo vật liệu.
- Móng cứng: là loại móng được làm từ các vật liệu chịu lực nén đơn thuần như gạch, đá, bê tông…
- Móng mềm: là loại móng được làm bằng các vật liệu chịu uốn tốt ( kéo và nén ) như bê tông cốt thép .
2. Theo hình thức chịu lực:
- Móng chịu lực đúng tâm: là loại móng có hướng truyền lực thẳng đứng từ trên xuống, trùng vào phần trọng tâm của đế móng, đáp ứng được yêu cầu chịu lực tốt nhất cùng với phân phối lực đều dưới đáy móng.
- Móng chịu lực lệch tâm: là loại móng có hướng truyền lực không đi qua trọng tâm của đáy móng, loại móng này có kết cấu phức tạp, áp dụng cho các vị trí đặc biệt như khe lún, giữa nhà cũ và nhà mới.
3. Theo hình dáng:
- Móng cột: là loại móng đứng độc lập chịu tải trọng tập trung. Được bằng các vật liệu như gạch, đá, bê tông, bê tông cốt thép.
- Móng băng: là loại móng chạy dài theo tường truyền tải lực xuống tương đối đều đặn Được bằng các vật liệu như gạch, đá, bê tông, bê tông cốt thép.
- Móng bè: là loại móng có diện tích đáy móng bằng diện tích xây dựng. móng bè được làm bằng vật liệu bê tông cốt thép . sử dụng nơi đất xấu công trình tải trọng lớn như công trình nhà dân dụng nhiều tầng và nhà công nghiệp.
- Móng cọc:
4. Theo vị trí:
- Móng tường giữa : nằm ở vị trí 2 bên là nền nhà.
- Móng tường biên : ở vị trí một bên là nền nhà , một bê là hè rảnh.
- Móng khe lún: ở vị trí khe lún của công trình.
- Móng bó hè: nằm ở vị trí hành lang, có tác dụng chắn đất đắp của nền nhà.
- Móng cấu tạo: nằm ở vị trí dưới tường ngăn.

Câu 3: Trình bày đặc điểm cấu tạo , yêu cầu, phạm vi sử dụng của móng đá?
a. Đặc điểm:
b. Yêu cầu :
- Xây dựng tại các địa phương có nhiều đá.
- Do kích thước của của đá không đều nhau cho nên bề dày của cổ móng >= 400, đối với móng cột bề dày cổ móng >=600.
- Chiều rộng bậc giậc bằng ½ chiều cao bậc giậc .
- Chiều cao bậc giật thường lấy từ 350-600.
- Khi xây các mạch vữa ngang phải nằm trên một mặt phẳng ngang, tránh đá chèn nhau khi chịu lực , mạch vữa đứng không được trùng nhau để tránh bị nít theo thẳng đúng.
- Đá cong và dài không được dùng vì dễ bị gãy .
- Khi gặp đá lõm thì đặt chiều lõm xuống dưới để viên đá ổn định.
- Mạch vữa không dày quá 30mm.
c. Phạm vi sử dụng: móng đá thường được sử dụng cho các công trình nhà dâ dụng thấp tầng và tại địa phương xây công trình có nhiều đá.
Câu 9: Trình bày tác dụng, đặc điểm và phân loại của tường nhà?
a. Tác dụng:
- Là một trong các bộ phận quan trọng của ngôi nhà.
- Giớ hạn, ngăn cách các không gian để tạo ra các không gian chức năng.
- Tham gia chịu lực như một thành phần kết cấu của công trình.
- Thành phần tạo ra các cảm thụ thẩm mỹ cho công trình kiến trúc.
 tường là kết cấu bao che, ngăn cách giữa các không gian và là kết cấu chịu lực trong các công trình chịu lực.
b. Đặc điểm : tường là bộ phận thẳng đứng nằm từ nền đất cho đến mái và chiều một khối lượng không nhỏ trong công trình .

c. Phân loại tường nhà:
Theo vị trí:
- Tường trong nhà :để ngăn chia trong nhà hoặc để chịu lực.
- Tường ngoài nhà : để bao che ngăn mưa, cách nhiệt, cách âm, chịu lực.
Theo tính chất chịu lực:
- Tường chịu lực : là tường mang tải trọng của sàn, mái, người, đồ vật, trong công trình truyền xuống và trọng lượng bản thân.
- Tường không chịu lực: có tác dụng ngăn chia không gian trong công trình và mang tải trọng của bản thân.
Theo vật liệu xây dựng:
- Tường gạch: dùng gạch đất nung, gạch xỉ, gạch bê tông
- Tường đá: dùng đá chua gia công hoặc đã gia công.
- Tường bê tông cốt thép: có thể dùng bê tông đúc sẵn hoặc bê tông đổ tại chỗ.
Theo bện pháp thi công:
- Tường xây: là dùng vữa liên liết với các viên gạch bằng phương pháp thue công để tạo nên một bức tường.
- Tường toàn khối: dùng côp pha để đổ bê tông tại chỗ.
- Tường lắp ghép: là lắp ghép các tấm bê tông đã được đúc sẵn.
Theo tường tính chất đăc biệt:
- Tường chống phóng xạ.
- Tường trang trí.
- Tường dạng vách ngăn nhẹ.
- Tường chống cháy.
- Tường chịu xâm thực của thời tiết, ăn mòn của hóa chất.
- Tường cách âm, cách nhiệt.
- Tường chống thấm.

Câu 10: Trình bày cấu tạo các bộ phận trong tường ( vẽ hình minh họa)?
- Giằng tường:
Thường được bố trí dưới tấm sàn ( nếu là nhà lắp ghép) và dưới đuôi mái nếu là nhà 1 tầng lớp ngói hay tôn. Đối với công trình có tường tương đối cao và trên có tải trọng lớn thì cần có giằng tường ở khoảng giữa tầng nhà.
Giằng tường có tác dụng giữ toàn bộ khối xây của nhà.
Làm bằng bê tông cốt thép
Chiều rộng bằng chiều rộng tường.
Chiều dày lấy theo tính toán và chắn gạch.
- Lanh tô:
Là bộ phận nằm dưới của sổ, cửa đi, ô trống các tác dụng đỡ mảng tường phía trên.
Lanh tô gỗ: dùng gỗ nhóm 4 hoặc 5 hai đầu quyets hắc ín chôn vào tường.
Lanh tô gạch: dùng cho nhà cấp 3.
Lanh tô gạch cốt thép.
Lanh tô gạch cuốn.
Lanh tô bê tông cốt thep.
Lanh tô thép.
- Cuốn gạch đá.
Có cấu tạo giống như lanh tô là bộ phận nằm phía trên của sổ, của đi, ô trống có tác dụng đỡ mảnh tường phía trên. Làm bằng gạch hay đá. Cuốn chịu lực nén là chủ yếu ngoài ra còn chịu lực đập ở hai bên . chân cuốn chịu tải trọng từ trên xuống.
- Ô văng.
Là bộ phận nằm trên của sổ, của đi… dùng để che mưa che nằng hắt vào cửa …. Ô văng được làm bằng bê tông cốt thép , có thể đổ liền với kanh tô hay đổ rời . ô vằng đua ra không lớn hơn 1200 thường có kiểu côn sơn một đầu găm vào tường , dày từ 60-80 mặt trên có cấu tạo mái dốc 1-2% để thoát nước, xung quang có gờ móc nước.

Câu 11 . Trình bày cấu tạo mặt tường ( vẽ hình minh họa )?
Lớp mặt tường làm nhiệm vụ bảo vệ thân tường như chống ảnh hưởng của mưa nằng, và các ảnh hưởng có hại của vật lý và hóa học và do con người gây ra. Ngoài ra còn làm nhiệm vụ tranh trí cho công trình thêm đẹp và sạch sẽ.
- Mặt tường ngoài:
• Mặt tường không trát: là sau khi xây xong thì không trát vữa, mặt tường yêu cầu cần phải xây thẳng , gạch tốt, vuông thành sắc cạnh, không cong, không nít mẻ, mạch vữa phải phẳng và đều .
• Mặt tường trát: thường trát làm hai mặt lớp thứ nhất là làm phẳng sau đó trát lớp thứ 2. chiều dày thông thương từ 15-20.
• Mặt tường ốp: dùng các phiến đá , tấm granito đúc sẵn….
- Mặt tường trọng:
Do yêu cầu vệ sinh thường dùng tướng trát vữa. mọi cấu tạo giống như tường ngoài có trát vữa
Cần lưu ý một số điểm sau:
• tường ở các khgu vực có nước như khu vệ sinh , tắm, xí nên dùng xi măng cao 1600 hoặc có thể ốp gạch men để chống thấm.
• Góc cạnh nên dùng mác cao để không bị sít mẻ kho va chạm…
• Chân tường nên trát vữa xi mằng hoặc ốp gạch, gỗ..

Câu 12: Trình bày các quy định chung về kích thước của cửa trong nhà dân dụng.?
Cửa là bộ phận bao che có kết cấu động hoặc cố định, nằm giữa các mảnh tường có tác dụng lấy ánh sáng, thông gió, đi lại, đồng thời cửa có một vai trò quan trọng trong thẩm mỹ kiến trúc công trình.
Cửa phải đảm bảo giữ nhiệt, cách nhiệt, cách âm, phòng cháy, an toàn, dễ đóng mở, vệ sinh và bảo trì các bộ phận của cửa thuận tiện.
Quy định về kích thước cửa trong nhà dan dụng:
• Cửa đi:
Khi thiết kế cửa phải dựa vào công dụng và yêu cầu mỹ quan mà quyết định kích thước cửa.
- Chiều cao cửa phải tối thiểu người đi lọt thường lấy 1800-3000. có thể kết hợp làm cửa lật hoặc ô thoáng ở trên thường lấy 500-600
- Chiều rộng cửa đi 1 cánh thường lấy 600-900.
- Chiều rộng cửa đi 2 cánh thường lấy 1200-1800
- Chiều rộng cửa đi 4 cánh thường lấy 2100
- Chiều cao cửa trong 1 tầng nhà, mặt trên nên lấy bằng nhau.
- Chiều rộng cửa được tính bằng chiều rộng của cánh cửa ( kể cả cửa có , không có khuôn).
- Cánh cửa kích thước được tính theo mép gỗ tạo thành cửa .

• Cửa sổ:
- Chiều cao bệ cửa sổ thông thường lấy bằng B= 800-1000, đôi khi có thể lấy 150-200.
- Chiều cao cửa sổ thường lấy bằng h= 900-2000, nếu cửa sổ có chiều cao 1500-2000 có thể kết hợp làm cửa lật hoặc ô thoáng phía trên có chiều cao 350-550mm.
- Độ cao từ mép trên cửa sổ tới nền (B+h ) nên lấy bằng ½ chiều sâu phòng .
- Chiều rộng cửa sổ phụ thuộc vào diện tích lấy ánh sáng của cauwr và hình thức mặt đứng công trình.

Câu 13: Trình bày cấu tạo của khuôn cửa gỗ và các trường hợp liên kết khuôn cửa với tường nhà ( vẽ hình minh họa)?
• Cấu tạo khuôn cửa.
- Vật liệu gỗ.
- Cửa đi khuôn cửa gồm 2 thanh đứng và 1 thang ngang nằm phía trên.
- Cửa sổ gồm 2 thang đứng và 2 thanh ngang 1 thanh trên và một thanh dưới.
- Khi cửa có chiều cao lớn, cần bố trí thông gió hoặc lấy ánh sáng thì thêm thanh ngang ở giữa.
- Kích thước thành phần tiết diện của khuôn nói chung bằng nhau, nhưng không do tính toán mà thường lấy bằng kinh nghiệm và sự tích hợp của tường trường hợp.
- Khuôn cửa 1 lớp: có kích thước 60x80 hoặc 60x130.
- Khuon cửa 2 lớp : có kích thước 60x160, 60x250.
• Các trường hợp liên kết khuôn cửa với tường nhà.
- Dựng khuôn cửa trước khi xây lỗ cửa : khi chuẩn bị xây tường hoặc xây đến bệ cửa thì dừng lại để khuôn cửa vào vị trí.
+ Cửa sổ : thang ngang trên và dưới để nhô ra hai bên bằng ½ viên gạch. Thanh dứng 300-500 thì đặt các viên gạch gỗ hoặc để thép tròng duôi cá để liên kết với khuôn của.
+ Cửa đi. 2 thanh đứng chôn sâu xuống sàn 50mm. thanh trên để nhô ra ½ viên gạch về 2 bên. Cú 300-500 thì đặt gạch gỗ hoặc là thép tròn đuôi cá để liên kết khuôn cửa.
- Xây lỗ trước lắp dựng khuôn sau: khi xây tường trừ lại lỗ cửa và rộng hơn cửa 15-20 để dễ dàng lắt cửa và công tác đặt chốt liên kết như trên.
Câu 15 : Trình bày đặc điểm của sàn nhà dân dụng? kể tên và đặc điểm một số sàn nhà mà em biết?
• Đặc điểm của sàn nhà dân dụng:
Câu 16: Trình bày đặc điểm cấu tạo của sàn bê tông cốt thép ( vẽ hình minh họa)?
Đối với sàn nhà bê tông cốt thép có một số đặc điểm cấu tạo như sau:
Gồn 3 bộ phận chính.
- Lớp mặt sàn : cấu tạo bề mặt hoàn thiện đặt trên bề mặt chịu lực , được thực hiện với vật liệu lát mặt như gạch, ván gỗ, chất dẻo…
- Lớp kết cấu chịu lực : gồm dầm hoặc dàn bằng thép, gỗ, bê tông cốt thép và các kết cấu chèn kín khoảng trống giữa các dầm và các tấm panen hay tấm đan bê tông đúc sẵn . Toàn bộ sàn gác lên đầu tường chịu lực hoặc dầm chịu lực.
- Lớp trần sàn : được cấu tạo dưới lớp kết cấu chịu lực , nhằm tăng cường khả năng cách âm cách nhiệt và làm cho mặt dưới của sàn được phẳng theo yêu cầu mỹ quan và vệ sinh.

Sàn được áp dụng phổ biến cho những công trình cấp 3 trở lên và các công trình đặc biệt

Câu 17 : Trình bày các bộ phận cấu tạo thành cầu thang ( vẽ hình minh họa )?
Cầu thang được cấu tạo bưởi các thành phần sau :
- Dầm móng chân thang.
- Bản thang ( dan thang, đợt thang )
- Chiếu nghỉ.
- Dầm chiếu nghỉ.
- Chiếu tới.
- Dầm chiếu tới.
- Bậc thang.
- Dầm cuốn thang.
- Lan can.
- Tay vịn.

Câu 18: Trình bày cấu tạo của cầu thang bê tông cốt thép ( vẽ hình minh họa )?
• Cầu thang bê tông cốt thép toàn khối.
- Cầu thang hình thức bản.
Kết cấu chính là bản thang nằm nghiêng và chịu toàn bộ tải trọng của vế thang , chiều chịu lực chính là chiều dọc bản vế, phía trên xây bậc gạch. Bản thang chịu lực được kê vào dầm ngang càu thang ở hai đầu phía trên và dưới vế thang cũng có lúc người ta làm bản nghiêng vế thang liền vơi bản chiếu nghỉ, chiếu tới tạo thành bản gấp khúc chịu lực không có dầm ngang . Hình thức thích hợp với nhịp cầu thang nhỏ và hẹp , chịu tải trọng nhỏ, kích thước buồng thang khoảng 1500x4500.
Bê tông thường dày hơn loại có dầm thường là 100-120.
- Cầu thang hình thức bản dầm:
Kết cấu chính là bản nghiêng kết hợp dầm cuốn chịu lực. chịu toàn bộ tải trọng tác dụng lên cầu thang , bản tựa lên dầm cuốn, hai đầu dầm cuốn tựa lên dầm chiếu nghỉ và dầm chiếu tới , nếu là đơt thang đầu tiên thì dầm cuốn một đầu tựa lên dầm chiếu nghỉ đầu kia tựa lên dầm móng chân thang.
Bậc thang thông thường được xây bằng gạch và cũng có thể cấu tạo bản thang và bậc thang là một cấu kiện bê tông cốt thép lúc này bậc thang như một dầm nhỏ được tựa lên dầm cuốn dầm cuốn tựa lên dầm chiếu nghỉ và chiếu tới.
Có 2 loại liên kết giữa bản thang và dầm cuốn .
+ . Bản thang nằm phía trên dầm cuốn : kết cấu chịu lực hợp lý, nhưng dầm quay xuống dưới, trần không phẳng, khó vệ sinh.
+. Bản thnag nằm phía dưới dầm cuốn: trần phẳng đẹp, dễ làm vệ sinh.
+. Bản thang nằm giữa dầm cuốn : nửa cuốn nổi và nửa cuốn chìm

• Cầu thang bê tông lắp ghép:
- Cầu thang bê tông cốt thép lắp ghép cấu kiện nhỏ.
- Cầu thang bê tông cốt thép lắp ghép cấu trung bình.
- Cầu thang bê tông cốt thép lắp ghép cấu lớn

Câu 20: Trình bày vị trí và tác dụng của mái nhà ?

Vị trí : Mái nhà là một bộ phận của một ngôi nhà và vị trí là phần trên cùng của ngôi nhà.
Tác dụng: Mái nhà vừa là kết cấu chịu lực vừa là kết cấu bao che nhưng tác dụng chính cảu mái nhà là kết cấu bao che : che mưa, nắng, gió chống lại ảnh hưởng của môi trường bên ngoài xâm nhật vào bên trong ngôi nhà đồng thời có tác dụng cách nhiệt, giữa nhiệt, chống thấm . Kết cấu mái nhà còn đóng một vai trò quan trọng khác đó là về phần thẩm mỹ của một ngôi nhà.

Về Đầu Trang Go down
 
cấu tạo kiến trúc.
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Well come to Bình Sơn - Anh sơn - Nghệ an :: Hội Nông dân xã Bình sơn-
Chuyển đến